HÀM GIẢ THÁO LẮP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HÀM THÁO LẮP

Phục hình tháo lắp (hay còn gọi là hàm giả tháo lắp) là một hàm giả thay thế cho các răng bị mất và các mô xung quanh có thể tháo ra, lắp vào, được làm bằng các vật liệu nha khoa đơn giản phù hợp và an toàn cho người sử dụng. Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân cao tuổi vì có cấu tạo tách rời với cung hàm thật.

Các hình thức làm hàm tháo lắp

  1. Hàm Tháo Lắp Bán Phần: đối với những trường hợp bị mất 1 hoặc một số răng.
  1. Hàm Tháo Lắp Toàn Hàm: Phù hợp với những trường hợp mất hết tất cả các răng của hàm dưới( hàm trên) hoặc mất nhiều răng chỉ còn 1-2 răng trên khung hàm

 

  • Riêng với hình thức làm hàm giả toàn hàm sẽ có 3 dạng :

Hàm nền nhựa

Hàm nền nhựa là loại răng giả nguyên hàm có cấu tạo từ nhựa dẻo,

nhựa cứng trong nha khoa. Người sử dụng có thể tự tháo lắp hàm ngày một cách thuận tiện. Tuy nhiên, hàm nền nhựa không bền lâu, dễ gây nong lệch hàm vàma sát nướu khi ăn nhai. Giá thành rẻ nhất trong 3 dạng tháo lắp toàn hàm tuy nhiên độ vững chắc thì tỉ lệ nghịch

 

Hàm gắn trên khung kim loại

Một loại hàm giả phổ biến là hàm gắn trên khung kim loại. Loại hàm này dành cho người mất nhiều răng nhưng vẫn có đủ răng thật để làm trụ. Hàm giả được gắn lên răng thật bằng k

hung kim loại. Sẽ vững chắc hơn hàm nền nhựa đơn giản bởi đã có những trụ răng thật chịu lực một phân

*Khuyết điểm: lâu dần sẽ làm yếu đi những trụ răng thật dẫn đến có thể nhổ bỏ và làm thêm răng giả

Hàm gắn trên trụ Implant

Hàm gắn trên trụ Implant là một loại răng giả được dùng khi mất răng toàn hàm. Để gắn hàm này, cần phải cấy những chốt vít Implant vào xương hàm để làm nền cho hàm răng. Có thể nói dạng hàm này sẽ là chắc chắn và bền bỉ nhất trong 3 dạng tháo lắp toàn hàm nhưng đi đôi với đó là chi phí sẽ chênh lệch một phần

 

 

Lý do để lựa chọn phương pháp phục hình tháo lắp khi bị mất răng:

Hàm giả tháo lắp là một giải pháp thay thế răng phổ biến và có các ưu điểm nổi trội

  • Chi phí phục hình thấp ( tiết kiệm và đơn giản nhất là hàm nên nhựa)
  • Dễ vệ sinh: có thể tháo ra lắp vào dễ dàng và linh hoạt
  • Có thể được sử dụng tạm thời hoặc lâu dài: Nếu người dùng chỉ cần thay thế một số răng bị mất hoặc sử dụng tạm thời trong khi chờ đợi các giải pháp thay thế khác
  • Hoàn toàn không xâm lấn: chỉ được thực hiện trực tiếp trên vùng nướu của người sử dụng

Những hạn chế và bất cập khi sử dụng hàm tháo lắp:

  • Không ngăn chặn được quá trình tiêu xương sau khi mất răng
  • Đối với những tường hợp sử dụng hàm tháo lắp không vệ sinh kỹ sẽ dẫn đến hôi miệng
  • Độ chịu lực không đảm bảo như những phương pháp phục hình có xâm lấn khác ( cầu răng sứ, cấy ghép implant,…)
  • Tuy cải thiện phần nào khả năng ăn nhai nhưng không thể khôi phục hoàn toàn
  • Ảnh hưởng đến vị giác và cảm giác khi ăn: một số người dùng cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái khi sử dụng hàm giả tháo lắp, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi họ còn làm quen dần với hàm giả.
  • Đặc biệt, chỉ sau một thời gian sử dụng tính thẩm mỹ của răng tháo lắp sẽ nhanh chóng xuống cấp

Những thông tin về ưu nhược điểm khi sử dụng răng giả tháo lắp đã đủ giúp bạn hiểu rõ hơn về giải pháp này hay chưa? Đến với những nha khoa uy tín và chuyên nghiệp để được giải đáp hết mọi thắc mắc từ bây giờ. Đảm bảo với răng tháo lắp bạn không cần lo lắng về vấn đề an toàn.

Khi không may phải bị mất răng bạn có thể cân nhắc cho mình các phương pháp phục hình lại răng mất không nhất thiết phải sử dụng hàm tháo lắp chẳng hạn như: làm cầu răng sứ, cấy ghép implant….

https://nhakhoaphangia.com/dich-vu-nha-khoa/cay-ghep-implant/

 

https://nhakhoaphangia.com/dich-vu-nha-khoa/dan-su-veneer

Những hình ảnh mang lại niềm vui và động lực cho đội ngũ nha khoa và khách hàng :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *