KHÍ CỤ FACEMASK CHỈNH MÓM

Tìm hiểu về khí cụ chỉnh nha Facemask

Facemask là một loại khí cụ mang ngoài mặt, dùng trong hỗ trợ chỉnh hình cho các trường hợp răng móm, sửa chữa khớp cắn ngược phía trước do xương ở trẻ em với mục tiêu điều trị là kích thích xương hàm trên phát triển, mang đến sự thay đổi mạnh mẽ cho những bệnh nhi có xương hàm trên kém phát triển theo chiều trước sau hay xương hàm dưới phát triển quá mức.

  1. Cấu tạo của Facemask chỉnh nha
  • Phần đỡ trán: Đặt phía trên lông mày 1 – 2 cm hoặc cách đều giữa lông mày và chân tóc.
  • Phần đỡ cằm: Đặt dưới rãnh cằm khoảng 7mm.
  • Thanh đỡ chính: Được làm từ thép không gỉ và đặt chính giữa mặt trẻ.
  • Thanh ngang: Đặt ở vị trí dưới mặt phẳng cắn 2 – 3cm.
  • Chun: Đư ợc móc ngang mức răng nanh và hướng xuống dưới ra trước 1 – 1,5cm so với mặt phẳng cắn để không làm tổn thương khóe miệng của trẻ. Đồng thời, tạo lực 800 – 1500g cho cả 2 bên kéo chun.
  • Khí cụ nong khẩu cái Hyrax với mặt phẳng trượt bằng nhựa trên mặt nhai răng số 7 hàm trên và có móc tương ứng răng nanh để kéo chun.

2. Vai trò của khí cụ chỉnh nha Facemask

Khí cụ chỉnh nha Facemask sẽ hỗ trợ kéo hàm trên ra trước khoảng 1-3mm, di răng hàm trên ra trước. Đồng thời, xương hàm dưới xoay xuống dưới và ra sau, từ đó làm tăng chiều cao tầng mặt dưới giúp xương hàm trên xuống dưới và ra trước. Giúp tăng thể tích xương gò má.

Ngoài ra, Facemask còn giúp kiểm soát sự tăng trưởng của xương hàm dưới. Hạn chế nguy cơ hàm trên và hàm dưới mất cân xứng do khớp cắn ngược.

  1. Thời điểm điều trị và các trường hợp chỉ định đeo Facemask

Đeo Facemask chỉnh nha cho trẻ càng sớm càng tốt khi răng hàm lớn ở hàm trên, răng cửa giữa và răng cửa bên mọc lên hoàn toàn. Việc đeo hàm Facemask ở giai đoạn vàng chỉnh nha cho trẻ sẽ hạn chế được việc phẫu thuật sau này. Độ tuổi đạt hiệu quả nhất ở bé gái là từ 6 – 12 tuổi và bé trai là 9 – 14 tuổi.

Các trường hợp được chỉ định đeo hàm Facemask gồm:

  • Trẻ có xương hàm trên kém phát triển theo chiều trước – sau.
  • Trẻ bị khớp cắn loại III do thiểu sản xương hàm trên.
  • Trẻ bị khe hở môi – vòm miệng khiến xương hàm trên kém phát triển.

  1. Ưu nhược điểm của Facemask chỉnh nha 

Ưu điểm: 

  • Hiệu quả cho quá trình điều trị khớp cắn ngược loại III (từ nhẹ đến vừa), hạn chế khớp cắn ngược giai đoạn sớm, giảm nguy cơ phẫu thuật chỉnh hình xương ở trẻ sau này.
  • Máng trượt giúp kiểm soát trồi răng hàm lớn mọc lên.
  • Tránh nguy cơ tiêu xương, tụt lợi tại nhóm răng cửa hàm dưới.
  • Điều chỉnh tương quan xương, tăng chiều dài tầng mặt dưới, cải thiện thẩm mỹ mặt móm, môi dưới bị nhô ra quá mức,…

Nhược điểm:

  • Cần sự hợp tác và phối hợp từ trẻ.
  • Dễ bị kích ứng da, niêm mạc do chun hay phần tựa trán hoặc cằm.
  • Mỗi lần thay chun mới có thể cảm thấy đau vùng hậu hàm.
  • Cần chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt.
  • Nếu trẻ có răng hàm lớn thứ hai mọc thì máng trượt phải được mở rộng đến răng này, nhằm kiểm soát sự trồi lên của các răng hàm lớn vĩnh viễn.
  • Ngưng sử dụng khi trẻ có biểu hiện rối loạn khớp thái dương hàm.
  • Tái khám định kỳ 4 – 6 tuần để bác sĩ kiểm tra răng miệng, theo dõi khí cụ và đánh giá mô mềm.
  • Nếu trẻ bị đau hoặc có các biểu hiện bất thường khác, bố mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *